Ý NGHĨA SỰ ĐAU KHỔ DƯỚI ÁNH SÁNG THÁNH KINH – Bài 6

Bài 6

ĐAU KHỔ

  Phương Tiện của  Sự Mặc Khải

Đau khổ không bao giờ được coi như là một học thuyết, tuy thế ta có thể nhìn thấy cách nào đau khổ, trong một số trường hợp, đã được dùng như là phương tiện để mặc khải những lẽ thật quan trong cho các thánh nhân trong thời Cựu Ước. Điều đó quả đúng với trường hợp của tiên Ô-sê.

Ô-sê là người Y-sơ-ra-ên. Ông là nhà truyền giảng đầu tiên cho dân tộc mình và là nhà tiên tri thứ nhất của ân phúc. Ô-sê khởi sự chức vụ tiên tri trong thời trị vì của Giê-rô-bô-am II. Nhà tiên tri mở đầu sứ điệp bằng cách kể lại nếp sống gia đình mình để ví sánh với cuộc sống dân Y-sơ-ra-ên.

Một số nhà giải kinh cho rằng người đàn bà ngoại tình được nói đến trong chương 3 không phải là vợ Ô-sê. Một số học giả khác thì tin rằng người đàn bà đó chính là vợ Ô-sê. Cả hai quan điểm đều gặp phải sự khó khăn.

Thật ra trong phần đầu của sách Ô-sê, nhà tiên tri đã nhìn lại quá khứ mình để viết về sự kêu gọi và nhiều sự việc xảy ra cho đời sống mình. Gô-me chính là vợ nhà tiên tri trong lần kết hôn thứ nhất. Đứa con đầu tiên cũng chính thật là con của Ô-sê. Cái tên Gít-rê-ên mà nhà tiên tri đặt cho đứa con là một sứ điệp cho quốc gia ông, liên quan đến việc báo thù cho huyết của Gít-rê-ên, nơi nhà Giê-hu, khi Giê-hu thừa kế vương quốc nơi tay A-háp và Giê-sa-bên.

Bấy giờ Đức Giê-hô-va phán với ông: “Hãy đặt tên nó là Gít-rê-ên, vì chẳng bao lâu nữa Ta sẽ trừng phạt nhà Giê-hu về tội đổ máu tại Gít-rê-ên, và chấm dứt vương quốc của nhà Y-sơ-ra-ên (1:4).

            Hai người con khác cũng đã ra đời. Một người được đặt tên là “Ta không còn thương xót nhà Y-sơ-ra-ên” (“Lô Ru-ha-ma”). Người kia đặt tên “Các ngươi chẳng còn là dân của Ta nữa” (Lô Am-mi”). Sau đó có thể đột nhiên Ô-sê nhận biết vợ mình không còn chung thủy. Ở giữa sự đau khổ và bẽ mặt đó nhà tiên tri nhìn thấy tình cảnh tương tự nơi dân Y-sơ-ra-ên. Thực sự này giải thích cho sự điệp tình yêu trong sự đem trở lại một người đàn bà ngoại tình. Cũng thế, Đức Chúa Trời sẽ đem dân Y-sơ-ra-ên khỏi những người tình của họ. Nhìn vấn đề trong cách này ta có thể nhận thấy đau khổ mang lại sự mặc khải quan trọng về bản tính của Đức Chúa Trời. Nó bày tỏ cho ta ý niệm về tình yêu của Ngài.

Tuy nhiên, giả sử Gô-me không phải là người đàn bà ngoại tình, thì đó chính là nỗi đau tinh thần của nhà tiên tri khi nhìn thấy dân chúng bất trung với Đức Chúa Trời. Nỗi đau tinh thần này nhiều lần giúp nhà tiên tri nhận được sứ điệp nơi Đức Chúa Trời. Ô-sê quan tâm tới dân chúng để mang sứ điệp đến hầu đáp ứng nhu cầu họ Hình ảnh này cũng là thật cho hết thảy tiên tri trong Cựu ước.

Vì vậy, hoặc Gô-me là vợ Ô-sê được nói đến trong chương 3, hay nếu là một người đàn bà nào khác, ta đều có thể thấy rằng, đau khổ là phương tiện để Đức Chúa Trời mặc khải tình yêu Ngài cho Ô-sê. Sứ điệp tình yêu của Ô-sê là một trong những cao điểm về sự mặc khải của Đức Chúa Trời được tìm thấy trong Cựu ước.

Tình yêu là yếu tố quan trọng nhất trong tôn giáo. Vì nó làm cảm động lòng người để dẫn con người đến sự ăn năn, đến với Đức Chúa Trời, và đến với sự cứu rỗi hơn bất cứ quy luật nào khác. [1]

 

 

[1] George A. Smith, “The Book of The Twelve Prophets.” The Expositor’s Bible” (London 1903), tr. 231.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *